Tiền cấp dưỡng nuôi con là bao nhiêu sau khi ly hôn? Tính như thế nào?

Thông tin tác giả | Tham khảo

Ai có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng? Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn được quy định như thế nào? Tiền cấp dưỡng nuôi con là bao nhiêu? Đây là vấn đề được rất nhiều cặp vợ chồng sau khi hoàn thiện thủ tục ly hôn thắc mắc. Cũng là những vấn đề mà Page Lyhonnhanh nhận được nhiều từ bạn đọc. Vậy mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật Sư X tư vấn để hiểu rõ hơn nhé!

Cấp dưỡng nuôi con là gì?

Cấp dưỡng cho con là việc một người bố/mẹ không sống chung với con cấp để nuôi con sau khi ly hôn. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con. Trong trường hợp người đó là người chưa thành niên; người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con cái được quy định như sau:

  • Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên; con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  • Trong trường hợp không sống chung với con; sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con. Khi đó, cha mẹ bắt buộc phải thực hiện nghãi vụ cấp dưỡng.
  • Trường hợp cha, mẹ ly hôn mà không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  • Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

Cách tính mức tiền cấp dưỡng nuôi con là bao nhiêu?

Tại quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Điều 116. Mức cấp dưỡng

Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Pháp luật hiện hành không quy định mức cấp dưỡng cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu tiền. Theo đó, việc quy định về mức cấp dưỡng là do các bên tự thỏa thuận với nhau. Việc thỏa thuận này phải dựa trên điều kiện; thu nhập của người cấp dưỡng.

Trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Thông thường, Toà án thường ấn định mức cấp dưỡng dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng. Trường hợp không xác định được mức thu nhập của người cấp dưỡng. Khi đó, lương tối thiểu vùng; án lệ trước đó sẽ là căn cứ để Tòa án giải quyết vụ việc.

Điều kiện cho để con nhận quyền cấp dưỡng

  • Cấp dưỡng cho con chưa thành niên.
  • Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự; không có khả năng lao động và không có tài sản để nuôi sống bản thân.

Không cấp dưỡng cho con có bị phạt không?

Hành vi không cấp dưỡng cho con hoàn toàn có thể bị xử phạt. Không chỉ là phạt tiền mà nặng hơn là vi phạm hình sự. Cụ thể như sau:

Xử lí hành chính

Đối với các hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng; chăm sóc con sau khi ly hôn. Các mức phạt hành chính gồm:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng khi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng; chăm sóc con sau khi ly hôn.

Xử lý hình sự

Nếu có các hành vi sau:

  • Từ chối, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Làm cho con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe.
  • Hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm.

Thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

  • Trong trường hợp nghĩa vụ cấp dưỡng đã được thể hiện trong bản án, quyết định của Tòa án mà người cấp dưỡng Không chấp hành bản án mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Người trốn nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp này còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Liên hệ Luật Sư X

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề Tiền cấp dưỡng nuôi con là bao nhiêu? Mong rằng bài viết hữu ích đối với quý bạn đọc.

Quý khách vui lòng liên hệ số: 0936.408.102 để được tư vấn, hỗ trợ. Hân hạnh được phục vụ quý khách!

Câu hỏi thường gặp

Cấp dưỡng nuôi con bao nhiêu tiền nếu con bị tật nguyền?

Pháp luật không quy định cụ thể sựa khác nhau về con bình thường và con bị tật nguyền.
Như vậy, mức cấp dưỡng thường do các bên tự thỏa thuận căn cứ vào thu nhập và khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết.

Ngoài tiền cấp dưỡng nuôi con thì có được cấp dưỡng thêm gì khác không?

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Tùy thuộc vào khả năng của bên cấp dưỡng mà có thể thực hiện cấp dưỡng như quay định hoặc thỏa thuận lại với nhau về cấp dưỡng.

Tiền cấp dưỡng nuôi con là bao nhiêu đối với người không có thu nhập ổn định?

Cấp dưỡng là nghĩa vụ của cha mẹ dành cho con khi không trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên khi người cấp dưỡng lâm vào hoàn cảnh khó khăn về tài chính, thu nhập không ổn đinh, mất việc làm,… Thì có thế tiến hành thỏa thuận lại với nhau về tạm ngừng cấp dưỡng. Nếu các bên không thể thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết.

Bài viết này có giúp ích cho bạn?

Registration confirmation will be emailed to you.